Tuần giao dịch 7/6 - 11/6 chứng khiến diễn biến kém khả quan của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Tính chung 5 ngày giao dịch tuần qua, có 25/26 mã cổ phiếu ngân hàng giảm giá. Trong đó, PGB của PGBank là mã ngân hàng giảm sâu nhất (-11,5%) với 4 phiên giảm và duy nhất 1 phiên tăng giá.
Ngoài BVB, một loạt mã ngân hàng khác cũng ghi nhận mức giảm trên 8% như BAB (-10,9%), NAB (-10,7%), SGB (-10%), ABB (-8,3%) và EIB (-8,9%). Đây chủ yếu là các ngân hàng vừa và nhỏ được giao dịch trên UPCoM, có mức tăng mạnh trong vài tuần trước đó.
Sau hai phiên đầu tuần giảm đáng kể, những cố phiếu ngân hàng có vốn hóa lớn như CTG, VCB, TCB... đã tăng mạnh trở lại trong phiên cuối tuần (11/6), mức giảm tính chung trong cả tuần dao động từ 2 - 5%.
Trong tuần, VIB, ACB và VBB đã chốt quyền chia cổ tức, do đó giá cổ phiếu của ba ngân hàng này đã bị pha loãng. Tính theo mức giá đã pha loãng, mức giảm giá của ba cổ phiếu này trong tuần lần lượt là 0,3%, 4,3% và 5,2%.
Duy nhất cổ phiếu VPB đứng giá tham chiếu sau 5 ngày giao dịch tại mức 71.700 đồng/cp.
(Nguồn: Lê Huy tổng hợp).
Đóng cửa ngày giao dịch 11/6, giá trị vốn hóa của 26 ngân hàng niêm yết và giao dịch trên UPCoM dừng ở mức gần 1,85 triệu tỷ đồng, giảm gần 121.000 tỷ so với mức chốt tuần trước, tương ứng giảm 6,1%.
Việc vốn hóa toàn ngành giảm mạnh chủ yếu đến từ việc giá cổ phiếu ACB và VIB đã bị pha loãng sau khi chốt quyền nhận cổ tức, tuy nhiên cổ tức bằng cổ phiếu chưa đến tay nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, sau diễn biến giá tiêu cực tuần qua, vốn hóa của BIDV đã giảm hơn 15.000 tỷ xuống mức 181.795 tỷ đồng, xuống dưới cả Techcombank (184.358 tỷ đồng). Ngoài ra, vốn hóa Vietcombank giảm gần 8.000 tỷ, MB giảm gần 6.000 tỷ...
Hiện, VPBank chỉ còn cách gần 6.000 tỷ đồng để vượt vốn hóa BIDV và gần 9.000 tỷ đồng để vượt vốn hóa Techcombank.
Ở chiều ngược lại, Saigonbank, PG Bank và Viet Capital Bank là ba ngân hàng có vốn hóa thấp nhất, lần lượt ở mức 6.068 tỷ đồng, 7.410 tỷ đồng và 7.452 tỷ đồng.
(Nguồn: Lê Huy tổng hợp).
Tuần qua có tổng cộng hơn 1,43 tỷ cổ phiếu ngân hàng được trao tay giữa các nhà đầu tư, tương ứng với giá trị giao dịch đạt gần 60.000 tỷ đồng. Trong đó, VPB sở hữu khối lượng giao dịch cao nhất ngành với hơn 238 triệu cổ phiếu.
Đáng chú ý, hôm 10/6, thanh khoản của VPB đạt hơn 75 triệu đơn vị, xấp xỉ phiên 4/6 và cũng là phiên cao nhất từ trước đến nay. Thanh khoản VPB liên tục duy trì ở mức cao kể từ cuối tháng 4 sau thông tin về việc SMBC mua 49% vốn của FE Credit và những tin đồn xung quanh việc ngân hàng Nhật Bản muốn trở thành đối tác chiến lược của VPBank.
Ngoài ra, STB và SHB cũng duy trì mức thanh khoản cao trong tuần, lần lượt đạt 186,2 triệu và 165,3 triệu đơn vị.
MBB, TCB và LPB đứng kế sau với khối lượng giao dịch dao động từ 108 đến 134 triệu đơn vị.
Về giá trị giao dịch, VPB cũng đứng dầu toàn ngành với hơn 16.900 tỷ đồng. Tiếp sau, lần lượt là TCB (5.972tỷ đồng), STB (5.559 tỷ đồng), MBB (5.179 tỷ đồng).
(Nguồn: Lê Huy tổng hợp).
Xét về phương thức giao dịch, tuần qua có gần 1,37 tỷ triệu cổ phiếu ngân hàng được giao dịch theo phương thức khớp lệnh trên sàn, tương ứng với giá trị đạt 57.535 tỷ đồng (chiếm 95,3% về khối lượng và 96,1% về giá trị).
Gần 66 triệu cổ phiếu còn lại được trao tay theo hình thức thỏa thuận với giá trị đạt hơn 2.302 tỷ đồng.
Trong đó, EIB sở hữu khối lượng giao dịch thỏa thuận lớn nhất ngành với hơn 18,3 triệu đơn vị, chiếm gần 80 tổng số cổ phiếu Eximbank được mua bán trong tuần.
Ngoài VPB, giao dịch thỏa thuận cũng diễn ra sôi động tại nhiều mã ngân hàng khác như LPV (gần 9,6 triệu cp), PGB (gần 8 triệu cp), TCB (hơn 7,5 triệu cp), SHB (hơn 3,7 triệu cp)...
(Nguồn: Lê Huy tổng hợp).
Lê Huy
Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|