2 siêu cổ phiếu ngành thép dưới góc nhìn của VNDirect

(Banker.vn) Trong báo cáo chiến lược vừa công bố, VNDirect đánh giá lợi nhuận 2 doanh nghiệp đầu ngành thép là Hòa Phát và Hoa Sen sẽ tăng mạnh trong nửa cuối năm 2024 nhờ các yếu tố tích cực của thị trường.

VNDirect gọi tên 2 siêu phẩm

Năm 2024, VNDirect kỳ vọng lợi nhuận Hòa Phát sẽ tăng 80% so với cùng kỳ nhờ nguồn cung BĐS tăng từ nửa cuối năm 2024. Cùng với đó, nhờ giá than cốc tăng chậm hơn, không còn áp lực tỷ giá và môi trường lãi suất tăng như năm 2023, biên EBITDA mảng thép sẽ tăng thêm 2% lên mức 16%.

Trong dài hạn, Khu liên hợp thép Dung Quất 2 sẽ củng cố triển vọng tăng trưởng lợi nhuận. Dự kiến đi vào hoạt động từ nửa cuối năm 2025, Dung Quất 2 sẽ giúp lợi nhuận giai đoạn 2025-2027 của Hòa Phát đạt tốc độ tăng trưởng kép 30% khi bổ sung thêm 5,6 triệu tấn HRC vào công suất hiện tại.

HPG được định giá với mức P/E dự phóng năm 2024 là 14 lần, cao hơn P/E trung bình 5 năm là 8 lần. Dù vậy, việc gia tăng sản lượng HRC với tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận 50-80% trong năm 2025 sẽ điều chỉnh định giá lên mức cao hơn.

2 siêu cổ phiếu ngành thép dưới góc nhìn của VNDirect

VNDirect cũng kỳ vọng lợi nhuận Hoa Sen dự kiến tăng 98% trong năm nay nhờ hưởng lợi từ thị trường bất động sản trong nước phục hồi và xuất khẩu sau khi chu kỳ giảm hàng tồn kho toàn cầu kết thúc. Điều này sẽ thúc đẩy sản lượng tiêu thụ dự báo tăng 14% và biên lợi nhuận gộp tiếp tục cải thiện khi HSG chuyển một phần chi phí sang người mua.

VNDirect đánh giá HSG có cơ cấu tài chính lành mạnh với tỷ lệ nợ ròng/vốn chủ sở hữu là 27%. Cùng với đó, HSG được định giá hấp dẫn với mức P/E dự phóng trong năm 2024 - 2025 lần lượt là 7,5 - 4,5 lần so với P/E là 15 lần mà HSG từng được giao dịch trong lịch sử khi lợi nhuận đạt mức 1.500 tỷ đồng.

Với ROE dự phóng là 15% và 20% trong 2024 và 2025, VNDirect khẳng định HSG nên được giao dịch ở mức P/B là 1,5 lần thay vì mức P/B dự phóng hiện tại là 1,1 lần

Triển vọng chung của ngành

Các chuyên gia phân tích MBS Research cho rằng, giá thép xây dựng nội địa năm 2024 dự báo sẽ phục hồi lên mức 15 triệu đồng/tấn (tăng 8% so với năm ngoái) nhờ đà tăng giá thép thế giới và nhu cầu ấm lên ở thị trường Việt Nam.

Hàng loạt chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước kỳ vọng sẽ giúp thị trường bất động sản phục hồi từ giữa năm 2024, nguồn cung căn hộ dự kiến tăng trưởng 20% sẽ đẩy mạnh nhu cầu và tác động tích cực đến giá thép nội địa.

Giá nguyên liệu than và quặng dự kiến giảm nhẹ 7% và 6% so với năm ngoái trong bối cảnh nguồn cung ổn định và nhu cầu sản xuất thép thô của Trung Quốc sụt giảm, cũng tạo lợi thế cho doanh nghiệp sản xuất thép. Giá bán kỳ vọng hồi phục và giá nguyên liệu hạ nhiệt sẽ thúc đẩy biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp trong ngành.

Đối với thị trường xuất khẩu, nhu cầu phục hồi tại châu Âu và Mỹ tác động tích cực đến sản lượng và giá tôn mạ xuất khẩu, giá thép xuất khẩu dự kiến tăng 9% so với năm ngoái, cũng là một điểm cộng cải thiện biên lợi nhuận gộp các doanh nghiệp thép năm 2024.

Đánh giá về tiềm năng và triển vọng của nhóm ngành thép, ông Trần Trương Mạnh Hiếu - Trưởng phòng phân tích Chiến lược Công ty cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam cho rằng, nhóm ngành thép đang được kỳ vọng sẽ phục hồi trong giai đoạn tới với câu chuyện liên quan đến sự phục hồi từ nhu cầu.

Cụ thể, nhu cầu từ thị trường thế giới về thép đang tăng trở lại cùng với sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, các dự án hạ tầng trong nước đang được triển khai cũng làm nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu xây dựng trong đó có thép cũng gia tăng. Vì thế, nhóm này có thể phục hồi trong năm 2024.

Theo chuyên gia này, nguồn cung và nhu cầu về nhà ở gia tăng sẽ kéo theo nhu cầu về thép và giá thép gia tăng. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay ở mức thấp giúp các doanh nghiệp ngành thép vốn có tỷ lệ đòn bẩy cao giảm áp lực chi phí lãi vay, cải thiện biên lợi nhuận.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Lê Ngọc Nam - Trưởng phòng Tư vấn đầu tư - Khách hàng cao cấp, Chứng khoán JB Việt Nam kỳ vọng, nhóm ngành thép sẽ là ngành hồi phục ấn tượng nhất năm 2024. Tuy nhìn về lợi nhuận có lẽ không đạt mạnh như 2021, nhưng kỳ vọng phục hồi rất lớn, phần lớn đến từ biến động của giá thép hồi phục. Đi kèm đó là sự hưởng lợi từ câu chuyện đầu tư công tăng mạnh năm 2023 và còn mạnh nữa trong năm 2024.

"Sell in May" không còn đáng ngại, TPS gợi ý nhóm cổ phiếu tiềm năng cho tháng 5

Theo báo cáo TPS, tháng 5 theo các chu kỳ giao dịch hàng năm thường không có những biến động quá lớn và nhà đầu ...

"Sốc" với biên độ giảm gần 40% trong một phiên của cổ phiếu doanh nghiệp sách

Trong một ngày mà các chỉ số chính của thị trường chứng khoán gần như đi ngang, cổ phiếu SAP biết cách để gây "sốc" ...

Cổ phiếu tiềm năng phiên 10/5: QTP, TNG, DGC

Trong phiên giao dịch 10/5, các cổ phiếu QTP, TNG, DGC được các công ty chứng khoán duy trì khuyến nghị nắm giữ dựa trên ...

Linh Đan

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục