11 “đơn thuốc chữa bệnh thừa tiền” của nhóm ngân hàng

(Banker.vn) Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, tốc độ tăng trưởng tín dụng có tăng nhưng chậm hơn năm ngoái. Nguyên nhân bởi nhiều lý do khách quan, trong đó có khó khăn đến từ nền kinh tế, tác động của nước ngoài và khó khăn của doanh nghiệp trong nước.

Tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023 diễn ra chiều ngày 30/9 vừa qua, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đã cập nhật thông tin về tình trạng "tồn kho tiền" trong hệ thống ngân hàng hiện nay và các giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp.

Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, hiện nay tín dụng có tăng nhưng mức tăng so với năm ngoái vẫn còn thấp. Tính đến ngày 30/9, lãi suất huy động là khoảng 5,9%, tổng vốn huy động của các ngân hàng thương mại là 12,9 triệu tỷ đồng. Vào thời điểm năm ngoái, lãi suất huy động là 7,68%. Lãi suất cho vay dự đoán là khoảng 6,1-6,2%. Tổng dư nợ của nền kinh tế là 12,63 triệu tỷ đồng.

"Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng có tăng nhưng chậm hơn năm ngoái. Nguyên nhân là do nhiều lý do khách quan, trong đó có khó khăn đến từ nền kinh tế, tác động của nước ngoài và khó khăn của doanh nghiệp trong nước", Phó Thống đốc nhận định.

Về lãi suất hiện nay, ông Tú cho hay, theo số liệu mới nhất thì mức giảm trung bình cho vay, nhất là khoản vay mới, là 1-1,3%/năm. "Sau 9 tháng nhìn lại thì thấy chính sách tiền tệ đã rất mạnh mẽ, được nới lỏng ngay từ đầu năm; điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, phù hợp", Phó Thống đốc nói.

Hiện nay, lãi suất bình quân cho vay đối với các khoản vay ngắn hạn là 5,5-5,7%, vay trung ngắn hạn là 5,8-10%. Tuy nhiên, lãi suất của những khoản dư nợ trước đây chưa đến kỳ trả nợ và trả lãi thì có độ trễ, do huy động của các ngân hàng thương mại trước đây ở mức rất cao, thậm chí từ 10-12%, nên độ trễ hiện nay theo sự tính toán của NHNN xác định thì khoảng từ 9-12%.

11 “đơn thuốc chữa bệnh thừa tiền” của nhóm ngân hàng
Ảnh minh họa

11 giải pháp giúp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng

Về vấn đề làm thế nào để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với tín dụng, Phó Thống đốc cũng xác định là cần đẩy mạnh việc tăng nguồn lực hỗ trợ cho doanh nghiệp khó khăn, doanh nghiệp đóng cửa, doanh nghiệp giải thể để giúp họ sớm khôi phục kinh tế, nhất là sau hai năm chống dịch cộng với tác động kép từ ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới và trong nước.

Phó Thống đốc cho biết, NHNN đã đưa ra 11 giải pháp lớn để giải quyết vấn đề mở rộng tín dụng:

Thứ nhất, ngay từ đầu năm, NHNN đã tạo thanh khoản, dư địa cho tổ chức tín dụng. Không có câu chuyện thiếu room tín dụng cũng như các ngân hàng thương mại rất thoải mái nguồn lực cho vay. Ngân hàng sử dụng công cụ để tạo nguồn lực, hạ lãi suất để đầu vào của doanh nghiệp được giảm thấp.

Thứ hai, hạ lãi suất điều hành 2% cho 4 lần từ đầu năm. Thông điệp cũng như chỉ đạo của NHNN với các TCTD là phải hạ lãi suất cho vay. Điều này đang diễn ra rất tích cực, nhất là một tháng gần đây.

Thứ ba là rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật (Thông tư 06 là một điển hình) tạo dư địa pháp lý cho các TCTD cung ứng sản phẩm mới, tạo thêm cạnh tranh, điều kiện cho vay nhiều hơn, đồng thời cũng tạo thêm điều kiện buộc các ngân hàng thương mại phải tính đến câu chuyện giữ khách hàng và hạ lãi suất.

Thứ tư là tái cơ cấu lại các khoản nợ, khoản lãi đến hạn nếu còn khó khăn. Cụ thể, với Thông tư 42 ngay từ đầu năm, đến nay có hơn 120.000 tỷ đồng đã được thực hiện.

Thứ năm là gói tín dụng chuyên đề của Chính phủ cũng như của ngân hàng như gói 40.000 tỷ đồng của ngân sách để hỗ trợ 2% lãi suất, gói 120.000 tỷ đồng để hỗ trợ nhà ở xã hội, gói 15.000 tỷ đồng cho kinh doanh thủy sản cũng như xuất khẩu gỗ. "Nếu như dùng hết gói 15.000 tỷ này, chúng tôi lại chỉ đạo các ngân hàng thương mại sẵn sàng cung ứng để giải quyết những khó khăn trước mắt cho 2 lĩnh vực này", ông Đào Minh Tú cho biết.

Thứ sáu là cải cách thủ tục hành chính, hạ phí để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, các thành phần kinh tế để tháo gỡ vướng mắt ngay tại cơ sở; phối hợp với chính quyền địa phương, ngành nghề, hiệp hội về cơ chế chính sách…

Các giải pháp tiếp theo là truyền thông, phối hợp với chính quyền địa phương, các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp… để cùng chính quyền địa phương xác định tại địa phương mình có những cơ chế, chính sách gì còn vướng mắc để cùng tháo gỡ.

Cùng với đó, cần tiếp tục tăng cường tín dụng, tăng cường có các chính sách xã hội và chính sách tiêu dùng, tín dụng tiêu dùng… Đây là giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy được nhu cầu tiêu dùng, từ đó sẽ tăng được tỷ lệ tín dụng…

Giải pháp thứ 11 là hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Các ngân hàng tiếp tục phát hành trái phiếu nếu đủ điều kiện đảm bảo an toàn và tham gia với tư cách là nhà đầu tư vào các trái phiếu của doanh nghiệp. Hiện nay chúng tôi đang duy trì 4 tổ chức tín dụng với số trái phiếu trên 231 nghìn tỷ đồng.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú kỳ vọng thông qua các giải pháp trên, tín dụng sẽ tăng nhanh hơn trong 3 tháng cuối năm. Ngân hàng sẽ thực hiện các biện pháp quyết liệt cùng với sự đồng hành của các địa phương, tạo điều kiện để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vươn lên trong bối cảnh kinh tế khó khăn.

Ngân hàng Nhà nước liên tiếp hút ròng 90.000 tỷ qua kênh tín phiếu, bao giờ dừng lại?

Gần đây, thị trường tài chính Việt Nam ghi nhận tâm điểm đáng chú ý là việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quay lại phát ...

Tỷ giá VND/USD đã hạ nhiệt khi USD quốc tế dần đuối sức

Giá USD quốc tế đã dần đuối sức sau khi bền bỉ tăng điểm lên mức đỉnh 10 tháng. Theo đó, tỷ giá VND/USD cũng ...

"Số phận" các ngân hàng thương mại yếu kém thuộc diện phải tái cơ cấu

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc xử lý các ngân hàng yếu kém thời gian qua ...

Mai Lan (T/H)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục