Xử lý nợ xấu để gia tăng hiệu quả hoạt động

(Banker.vn) Giải quyết và “kìm chân” nợ xấu là mục tiêu được các ngân hàng chú trọng trong năm 2024 nhằm gia tăng hiệu quả kinh doanh, đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng.
Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): Chặn “sân sau”, giảm nợ xấu Xử lý nợ xấu năm 2024: Cần lấp đầy "khoảng trống pháp lý" của Nghị quyết 42 Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex đổi tên thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Thịnh Vượng và Phát triển

Báo cáo tài chính của nhiều ngân hàng trong mùa đại hội cổ đông 2024 cho thấy tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng do độ trễ ảnh hưởng của các khó khăn từ sau đại dịch Covid- 19 khiến nền kinh tế và các doanh nghiệp vẫn đang trong giai đoạn phục hồi. Cùng với sự vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hỗ trợ xử lý nợ xấu như xem xét kéo dài thời gian thực hiện Thông tư 02/2022/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ... thì mỗi ngân hàng đều có định hướng riêng về hoạt động này. Đơn cử như tại Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank), thông tin tại Đại hội đồng cổ đông vừa diễn ra, lãnh đạo ngân hàng cho hay: Năm 2024, PGBank xác định xử lý nợ xấu là nhiệm vụ trọng tâm để đảm bảo hoạt động và tăng hiệu quả. Theo đó, giải pháp cụ thể mà nhà băng nay sẽ thực hiện để kiểm soát và xử lý nợ xấu là đánh giá từng khoản nợ để đưa ra phương án xử lý hiệu quả đối với từng khoản nợ; đồng thời, củng cố tăng trưởng quy mô để giảm tỷ lệ nợ xấu năm 2024.

Xử lý nợ xấu để gia tăng hiệu quả hoạt động
Đại diện lãnh đạo PGBank thông tin: Năm 2024, ngân hàng xác định xử lý nợ xấu là nhiệm vụ trọng tâm để đảm bảo hoạt động và tăng hiệu quả

Chia sẻ thêm về hoạt động kinh doanh năm 2024, đại diện lãnh đạo PGBank cho biết, cổ đông của ngân hàng đã thông qua việc tiếp tục triển khai Phương án tăng vốn Điều lệ 2023, cụ thể: Tiếp tục triển khai phương án chào bán cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu nhằm tăng vốn điều lệ thêm 800 tỷ VNĐ. Đồng thời, điều chỉnh tỷ lệ chào bán và tỷ lệ thực hiện quyền mua cổ phiếu của cổ đông hiện hữu.

Được biết, căn cứ vào thực tiễn triển khai, đến thời điểm hiện tại, PGBank đã hoàn thành việc tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu trong quý I/2024 với vốn điều lệ hiện tại là 4.200 tỷ đồng. Đối với phương án tăng vốn điều lệ thông qua việc chào bán cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu, Hội đồng quản trị đang tiếp tục triển khai các công việc, thủ tục liên quan để đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch đã được đại hội cổ đông thông qua. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu dẫn đến Vốn điều lệ của PGBank tại thời điểm hiện tại đã thay đổi so với Phương án tăng vốn năm 2023, điều này sẽ dẫn đến thay đổi tỷ lệ phát hành/phân phối đã được cổ đông thông qua tại Phương án tăng vốn năm 2023. Vì vậy, tại đại hội cổ đông thường niên năm 2024 này, Hội đồng quản trị trình cổ đông thông qua nội dung điều chỉnh về tỷ lệ phân phối đối với phương án tăng vốn điều lệ thông qua việc chào bán cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu là 800 tỷ đồng, thời gian hoàn thành tăng vốn điều lệ dự kiến lên 5.000 tỷ trong năm 2024.

Năm 2024 sẽ là năm bản lề để PGBank thực hiện kế hoạch tái cơ cấu, chuyển đổi trong mọi mặt hoạt động, trong đó tập trung xây dựng một số sản phẩm, dịch vụ khác biệt để cạnh tranh với các ngân hàng trên thị trường. Cụ thể: Sản phẩm “may đo” cho từng khách hàng cá nhân thuộc các đối tác chiến lược dựa trên am hiểu đối tác, thế mạnh về dữ liệu, quan hệ đối tác như: Thẻ liên kết, chính sách trả lương, lãi suất, dịch vụ đặc quyền cho các đối tác chiến lược. Bên cạnh đó, xây dựng đề án ngân hàng Private Banking - tương lai xây dựng ngân hàng quản lý tài chính, cung cấp dịch vụ ngân hàng cao cấp cá nhân. Đồng thời, cải thiện các chỉ số chấm điểm tổ chức tín dụng của PGBank để tăng xếp hạng.

“Với chiến lược kinh doanh mới và triển khai quyết liệt phương án xử lý nợ xấu, PGBank đặt mục tiêu trở thành ngân hàng có chất lượng dịch vụ và chuẩn mực tốt nhất, luôn hướng tới sự hài lòng của khách hàng”- đại diện lãnh đạo ngân hàng bày tỏ.

Thùy Linh

Theo: Báo Công Thương