VNPT đăt mục tiêu doanh thu cao nhất lịch sử hình thành với gần 60.000 tỷ đồng

(Banker.vn) Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đưa ra kế hoạch tổng doanh thu hợp nhất toàn tập đoàn là 59.089 tỷ đồng, tăng gần 8% so với kết quả thực hiện năm 2023 và là mức cao nhất trong lịch sử.

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) mới đây đã công bố báo cao mục tiêu, kế hoạch kinh doanh trong năm 2024. Theo đó, Tập đoàn kinh tế này đã đưa ra kế hoạch tổng doanh thu hợp nhất toàn tập đoàn là 59.089 tỷ đồng, tăng gần 8% so với kết quả thực hiện năm 2023 và là mức cao nhất trong lịch sử. Riêng công ty mẹ dự kiến mang về 41.973 tỷ đồng.

Mục tiêu lãi trước và sau thuế của công ty mẹ đạt lần lượt 4.417 tỷ đồng và 3.534 tỷ đồng. Nộp ngân sách công ty mẹ đạt 3.888 tỷ đồng và kế hoạch vốn đầu tư của công ty mẹ tối đa không quá 9.650 tỷ đồng.

Tập đoàn định hướng phát triển hạ tầng mạng lưới viễn thông với năng lực lớn, đưa VNPT thành doanh nghiệp có thị phần công nghệ thông tin và truyền thông hàng đầu Việt Nam, hiện đại hóa hạ tầng công nghệ, triển khai 5G, phát triển thị trường số...

VNPT đăt mục tiêu doanh thu cao nhất lịch sử hình thành với gần 60.000 tỷ đồng
VNPT vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ năm 2024

Gần đây, VNPT cho biết đã trúng đấu giá khối băng tần C2 (3.700-3.800 MHz) với giá 2.581 tỷ đồng. Khối băng tần này sẽ cho phép VNPT nhiều lựa chọn thiết bị mạng và chi phí triển khai mạng 5G thời gian tới.

Lãnh đạo tập đoàn cho biết hoạt động đấu giá băng tần là bước đầu theo quy định của Nhà nước về việc triển khai 5G tại Việt Nam. Sau khi trúng đấu giá băng tần 3.700-3.800 MHz, VNPT sẽ chuẩn bị để có thể sớm triển khai thương mại hóa 5G.

Tập đoàn cũng sẽ hợp tác chia sẻ hạ tầng với nhà mạng trúng băng tần 3.800-3.900 MHz trong lần đấu giá lại sắp tới để tăng hiệu quả triển khai 5G. Việc hợp tác này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực của các nhà mạng mà còn đem lại cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất với dịch vụ 5G.

Nhìn lại tình hình kinh doanh năm 2023, VNPT cho biết tổng doanh thu của VNPT đạt 54.856 tỷ đồng, bằng 102,14% so với cùng kỳ, đạt 98,2% kế hoạch. Lợi nhuận toàn Tập đoàn đạt 4.468 tỷ đồng, đạt 100,8% kế hoạch, bằng 100,7% so với cùng kỳ.

Trong số này, lợi nhuận công ty mẹ là 2.824 tỷ đồng, đạt 101,4% kế hoạch, bằng 100,1% so với cùng kỳ. VNPT cũng nộp ngân sách nhà nước 3.849 tỷ đồng trong năm 2023, đạt 112,7% kế hoạch. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu của Tập đoàn đạt 6%.

Theo đại diện VNPT, trong năm 2023, tình hình tài chính của Tập đoàn luôn lành mạnh, dòng tiền được quản lý và sử dụng hiệu quả đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản của Tập đoàn và các đơn vị, không để phát sinh các khoản nợ phải trả quá hạn, vốn của Tập đoàn được bảo toàn và phát triển.

Năm 2023, hạ tầng công nghệ thông tin của VNPT có hướng đột phá và mở rộng. VNPT đã khai trương Trung tâm dữ liệu (IDC) thứ 8 tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Đây cũng là IDC có quy mô lớn nhất Việt Nam hiện nay. Việc khai trương IDC Hòa Lạc là minh chứng cho khát vọng của VNPT trong việc đồng hành cùng Chính phủ xây dựng hạ tầng số hiện đại, đạt chuẩn quốc tế để dữ liệu Việt Nam được lưu trữ và xử lý tại Việt Nam theo định hướng của Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông.

Cùng với IDC Hòa Lạc, hiện VNPT đang sở hữu 8 trung tâm dữ liệu tại các tỉnh, thành phố lớn, gồm Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh... Công tác trải nghiệm khách hàng tiếp tục được xác định là một trong những công việc trọng tâm của VNPT trong năm 2023. Theo đó, VNPT đã đẩy mạnh ứng dụng các giải pháp 4.0, điển hình như việc ứng dụng nền tảng công nghệ BigData và AI để đo lường, phân tích dữ liệu tương tác nhằm tạo ra các trải nghiệm cá nhân hóa cho sản phẩm và dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin. Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ 4.0 để nâng cao trải nghiệm khách hàng, VNPT cũng đã tập trung các chương trình tối ưu hóa mạng lưới của VNPT theo hướng giúp nâng cao chất lượng trải nghiệm khách hàng. Nỗ lực đó của VNPT đã được Tổ chức Ookla - đơn vị đo kiểm tốc độ di động và internet hàng đầu thế giới xác thực, VinaPhone đã trở thành mạng di động nhanh nhất Việt Nam năm 2023. Sóng 5G VinaPhone đã được mở rộng tại 16 tỉnh, thành phố phục vụ các hoạt động trải nghiệm công nghệ mới của khách hàng tại các khu vực trung tâm và các sự kiện, lễ hội.

Bằng việc làm chủ các nền tảng công nghệ 4.0 như AI, BigData, IoT, điện toán đám mây…, VNPT đã “thông minh hóa” sản phẩm cung cấp cho các khách hàng. Nhờ đó, 15 sản phẩm dịch vụ cốt lõi của VNPT được chuẩn hóa, nâng cấp và đưa ra thị trường. VNPT đã tập trung phát triển các nền tảng, hệ sinh thái nền tảng, sản phẩm chuyển đổi số cho doanh nghiệp, chuyển đổi các dịch vụ viễn thông truyền thống thành các nền tảng cốt lõi phát triển hệ sinh thái dịch vụ số cá nhân cho hộ gia đình thông qua việc tích hợp dịch vụ số, dịch vụ nội dung, tài chính số, truyền hình, tiện ích số.

VinaPhone và FPT Telecom kinh doanh ra sao trong cuộc đua lợi nhuận?

Cả Vinaphone và FPT Telecom Được xem là "quân át chủ bài" của hai Tập đoàn công nghệ - viễn thông hàng đầu cả nước ...

Tập đoàn T&T Group hợp tác chiến lược toàn diện với Tập đoàn VNPT

Ngày 4/7/2022, tại Hà Nội, Tập đoàn T&T Group và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã ký kết thỏa thuận hợp ...

VNPT thu về gần 27.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vừa công bố kết quả 6 tháng đầu năm 2022 với doanh thu hợp nhất đạt ...

Tiểu Vy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán