Thắc mắc của nhà thầu tại dự án mở rộng nhà ga hành khách T2 Nội Bài

(Banker.vn) Với sự thay đổi từ Nghị định số 35/2023/NĐ-C, các nhà thầu yêu cầu ACV làm rõ về năng lực nhân sự thiết kế bản vẽ thi công.

Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công gói thầu số 12 thi công xây dựng và cung cấp, lắp đặt thiết bị công trình mở rộng nhà ga hành khách quốc tế T2 của sân bay Nội Bài - gói thầu chính và quan trọng nhất của dự án mở rộng nhà ga hành khách T2; với yêu cầu phấn đấu chậm nhất ngày 31/12/2025 phải hoàn thành dự án này.

Thắc mắc của nhà thầu tại dự án mở rộng nhà ga hành khách T2 Nội Bài
Yêu cầu ACV làm rõ về năng lực nhận sự thiết kế bản vẽ thi công.

Sân bay Nội Bài hiện là một trong 3 cửa ngõ hàng không quốc tế lớn nhất của cả nước, trong đó nhà ga hành khách quốc tế T2 (diện tích mặt bằng khoảng 139.000 m², với tổng mức đầu tư gần 18.000 tỷ đồng) đã bắt đầu quá tải khi sản lượng hành khách thông qua năm 2019 đã đạt 11,4 triệu, vượt công suất thiết kế ban đầu (10 triệu hành khách vào năm 2020).

Theo Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (UPCOM: ACV), dự án mở rộng nhà ga hành khách T2 Nội Bài được xây dựng trên diện tích khoảng hơn 412.000 m2 (bao gồm phần diện tích hiện hữu và phần mở rộng), với mục tiêu nâng tổng diện tích sàn nhà ga hành khách lên 200.100 m2; nâng công suất khai thác từ 10 triệu hành khách/năm lên 15 triệu hành khách/năm.

Cách đây không lâu, ngày 15/4, Tổng Công ty Cảng Hàng Không Việt Nam đã ra quyết định số 1509/QĐ-TCTCHKVN về việc Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu số 12 “Thi công xây dựng, cung cấp và lắp đặt thiết bị công trình mở rộng nhà ga T2” Dự án “Mở rộng Nhà ga hành khách tầng 2- Cảng HKQT Nội Bài”.

Thắc mắc của nhà thầu tại dự án mở rộng nhà ga hành khách T2 Nội Bài
Quyết định về số 1509/QĐ-TCTCHKVN về việc Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu số 12 " Dự án “Mở rộng Nhà ga hành khách tầng 2- Cảng HKQT Nội Bài”.

Theo đó, nhà thầu trúng gói thầu trên là Liên danh Việt Bắc (gồm các thành viên: Tổng công ty CP Xuất nhập khâủ và Xây dựng Việt Nam; Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - Công ty CP; Công ty CP Đầu tư Xây dựng Xuân Mai), giá trị gói thầu trên là 4.600.922.595.810 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Quyết định trên cũng cho biết danh sách nhà thầu phụ và nhà thầu phụ đặc biệt.

Cụ thể: Danh sách nhà thầu phụ là Công ty CP HAWEE cơ điện; Công ty CP Ứng dụng và Phát triển công nghệ thông tin; Công ty CP Tập đoàn TOJI; Công ty TNHH Thương mại Khánh Thiện; Công ty TNHH Thanh máy và thiết bị Nam Long; Công ty CP Dịch vụ & Kỹ thuật Cơ điện R.E.E, phần việc sử dụng nhà thầu phụ là thi công hệ thống cung cấp nước, hệ thống tăng áp hút khói, hệ thống ống gió điều hoà.

Danh sách nhà thầu phụ đặc biệt là: Liên danh SF - PMI - Đoàn Nhất - BCA Thăng Long; Công ty TNHH MTV BCA - Thăng Long.

Đáng chú ý trước đó, ngày 8/12/2023, Tổng Công ty Cảng Hàng Không Việt Nam đã Quyết định số 5116/QĐ – TCTCHKVN về việc phê duyệt Hồ sơ mời thầu gói số 12 “Thi công xây dựng, cung cấp và lắp đặt thiết bị công trình mở rộng nhà ga T2” thuộc dự án “Mở rộng nhà ga hành khách – Cảnh hàng không quốc tế Nội Bài”.

Quyết định trên đã gặp phải một số thắc mắc của các nhà thầu. Cụ thể: Tại Phụ lục 2a, Phần III, về Nhân sự chủ chốt trong việc lập Thiết kế bản vẽ thi công (mục 6), đối với vị trí Chủ trì thiết kế đường dây và trạm biến áp, yêu cầu cụ thể về trình độ chuyên môn là sở hữu “Chứng chỉ hành nghề thiết kế đường dây và trạm biến áp”.

Tuy nhiên, Chính phủ đã ban hành Nghị định 35/2023/NĐ-CP ngày 20/06/2023 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ xây dựng. Trong đó, tại khoản 20 Điều 12 quy định “b) Thiết kế cơ - điện công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió – cấp thoát nhiệt”: tại mục 3.3 Phụ lục VI Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ quy định: “Hạng I: Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, Chủ trì thiết kế, thẩm tra bộ môn cơ – điện công trình từ cấp III, cấp IV”.

Do đó, với sự thay đổi từ Nghị định số 35/2023/NĐ-CP, Nhà thầu kính đề nghị Bên mời thầu làm rõ rằng việc đề xuất nhân sự có chứng chỉ Thiết kế cơ – điện công trình có phù hợp với yêu cầu trình độ chuyên môn cho vị trí này hay không, khi mà Nghị định mới đã không còn loại trừ công trình đường dây và trạm biến áp khỏi phạm vi áp dụng”.

Trả lời câu hỏi trên, về phía ACV cho biết, Căn cứ quy định đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/06/2023 của Chính phủ và các quy định liên quan hiện hành, Bên mời thầu làm rõ về trình độ chuyên môn của vị trí Chủ trì thiết kế đường dây và trạm biến áp phải có Có chứng chỉ hành nghề thiết kế đường dây và trạm biến áp hạng 4 trở lên hoặc Chứng chỉ hành nghề thiết kế cơ điện Hạng I (còn hiệu lực).

ACV kinh doanh ra sao?

Theo báo cáo tài chính quý I/2024, ACV ghi nhận ghi nhận doanh thu thuần đạt 5.644 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ thị trường hàng không quốc tế phục hồi. Kết quả, ACV lãi sau thuế 2.921 tỷ đồng, tăng 79% so với quý 1/2023. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ cũng tăng 79% lên 2.917 tỷ. Đây là con số lợi nhuận quý cao kỷ lục của ACV.

Tại ngày 31/4/2024, quy mô tài sản cuối quý 1 của ACV ghi nhận 67.059 tỷ đồng. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản vẫn là khoản tiền, tiền gửi ngân hàng với tổng giá trị 26.591 tỷ đồng, giảm hơn 2.100 tỷ so với đầu năm. Với khoản tiền gửi dồi dào giúp ACV mang về 346 tỷ lãi tiền gửi quý đầu năm, giảm 15% so với cùng kỳ trong bối cảnh lãi suất xuống thấp.

Nợ xấu tăng mạnh thêm hơn 1.800 tỷ đồng so với đầu năm, lên trên 7.500 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty phải trích lập dự phòng gần 3.900 tỷ đồng.

Thắc mắc của nhà thầu tại dự án mở rộng nhà ga hành khách T2 Nội Bài
Báo cáo tài chính quý I/2024 của ACV

“Khó” nhất là khoản nợ của Bamboo Airways hơn 2.184 tỷ đồng đã phải trích lập dự phòng 100%. Ngoài ra, còn khoản nợ 901 tỷ đồng của Pacific Airlines và gần 300 tỷ đồng của Công ty CP Hàng không lữ hành Việt Nam (Viettravel Airlines) cũng phải trích lập dự phòng 100%.

Cuối quý 1, ACV vay nợ tổng cộng gần 10.244 tỷ đồng, chủ yếu là vay dài hạn, tài trợ bởi nguồn vốn ODA bằng đồng yen Nhật. Như đã đề cập ở trên, biến động tỷ giá yen Nhật so với VND sẽ tác động nhiều tới khoản lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá của ACV và cũng gây ra sự biến thiên lợi nhuận của đơn vị này.

Trong khi đó, do được vay bằng nguồn vốn ưu đãi với lãi suất thấp nên chi phí lãi vay của ACV rất thấp, chưa tới 15 tỷ trong quý I.

Vốn chủ sở hữu của ACV tại ngày 31/3 là 53.010 tỷ, bao gồm 25.136 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, hơn 6.000 tỷ ở quỹ đầu tư phát triển.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu ACV đang giao dịch trong vùng 9x.000 đồng/cp. Tính từ thời điểm đầu năm 2024, cổ phiếu ACV đã tăng 55% về giá trị với nhiều “dãy” tăng trưởng liên tiếp. Trong khi đó, trước khi bắt đầu “nổi sóng” vào khoảng đầu năm nay, cổ phiếu ACV chỉ “lình xình” đi ngang trong vùng 65.000 - 80.000 đồng/cp; như vậy, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, cổ phiếu ACV bật tăng một cách bất ngờ trước sự chứng kiến của giới đầu tư.

Thắc mắc của nhà thầu tại dự án mở rộng nhà ga hành khách T2 Nội Bài
Gía cổ phiếu ACV đang trong vùng 99.000 đồng/cp

Dưới góc nhìn của nhiều “cá mập”, khả năng cao cổ phiếu ACV sẽ “tìm về đỉnh cũ” hưởng lợi nhờ dự án sân bay Long Thành đang đẩy nhanh tiến độ và một loạt dự án mới tại sân bay Nội Bài.

ACV trích lập 100% dự phòng nợ xấu cho Bamboo Airways, Pacific Airlines và Vietravel Airlines

Tính đến cuối quý I/2024, nợ xấu của ACV tăng mạnh thêm hơn 1.800 tỷ đồng so với đầu năm, lên trên 7.500 tỷ đồng, ...

Vốn hóa vượt 8 tỷ USD, doanh nghiệp sàn UPCoM chỉ còn xếp sau Vietcombank và BIDV

Vốn hóa chủ đầu tư cho siêu dự án sân bay Long Thành tăng gần 15.900 tỷ đồng sau một phiên, hiện chỉ xếp sau ...

ACV - chủ đầu tư sân bay Long Thành được vay 1,8 tỷ USD từ đâu?

Sân bay Long Thành khởi công từ năm 2021 do ACV làm chủ đầu tư và chia làm 3 giai đoạn. Sau khi giai đoạn ...

Tiểu Vy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán