Siêu dự án tổ hợp hóa chất 12.000 tỷ tại Thanh Hoá sẽ khởi công vào tháng 6/2024

(Banker.vn) Dự án tổ hợp hoá chất tại Thanh Hoá này do Tập đoàn Hoá chất Đức Giang (DGC) làm chủ đầu tư.

Trong thông báo mới nhất từ Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HOSE: DGC) trước thềm Đại hội đồng cổ đông năm 2024, doanh nghiệp này cho biết dự án tổ hợp hóa chất Đức Giang đặt tại khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa sẽ được chính thức khởi công trong tháng 6/2024 sau 4 năm theo đuổi.

Hoá chất Đức Giang đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2023 đều giảm.
Dự án tổ hợp hoá chất tại Thanh Hoá này do Tập đoàn Hoá chất Đức Giang (DGC) làm chủ đầu tư.

Theo tìm hiểu, Tổ hợp hóa chất Đức Giang Nghi Sơn, do Công ty TNHH Một thành viên Đức Giang - Nghi Sơn làm chủ đầu tư, có diện tích đất sử dụng khoảng 30 ha, quy mô 136.000 tấn hóa chất/năm, tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 2.400 tỷ đồng theo giấy phép chấp thuận chủ trương ban đầu. Dự án được phân kỳ đầu tư làm 3 giai đoạn với tổng mức đầu tư lên đến 12.000 tỷ đồng.

Dự án sản xuất hóa chất cơ bản để phục vụ cho các ngành công nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là các hợp chất có dẫn xuất đi từ khí Clo lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam, mang hàm lượng công nghệ cao như CloraminB, Axit photphit phục vụ cho sát khuẩn và thay thế cho hàng nhập khẩu. Chắc chắn khi dự án đi vào hoạt động, ngoài ý nghĩa về công ăn việc làm, các dịch vụ khác đi kèm, theo chúng tôi còn sử dụng nhiều nguyên liệu có tại địa phương như: đá vôi, muối ăn… tạo ra một hiệu ứng lan tỏa tới các doanh nghiệp khác.

Đây chỉ là 1 trong 3 dự án được tiến hành tại Tổ hợp Hóa chất Đức Giang – Nghi Sơn. Dự án số 2 sản xuất Xút rắn 100.000 tấn/năm và nhựa PVC 150.000 tấn/năm với mức đầu tư 6.000 tỷ đồng. Dự án số 3 là Nhà máy sản xuất Sô Đa công suất 400.000 tấn/năm, với mức đầu tư 3.600 tỷ đồng. Chắc chắn khi 3 dự án đi vào hoạt động, Tổ hợp này sẽ trở thành Tổ hợp Hóa chất lớn nhất Việt Nam. Cùng với ý định của Thanh Hóa biến Khu công nghiệp số 15 (Khu công nghiệp Đồng Vàng) tại Khu Kinh tế Nghi Sơn trở thành Trung tâm lớn sản xuất hóa chất các loại.

Đến nay, dự án đã hoàn thành công tác GPMB và được cho thuê đất (đợt 1) với diện tích 17,8 ha; đã giải ngân 461,5 tỷ đồng, gồm: ký quỹ đầu tư 18,5 tỷ đồng, san lấp mặt bằng 130 tỷ đồng, lập hồ sơ thiết kế 43 tỷ đồng, đặt mua thiết bị 270 tỷ đồng. Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định hồ sơ Báo cáo ĐTM, và được phê duyệt trong năm 2023. Hiện nhà đầu tư đang hoàn thiện hồ sơ thủ tục theo quy định để khởi công xây dựng

Lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Đức Giang xem dự án Tổ hợp Xút chất dẻo tại Nghi Sơn, Thanh Hóa như “át chủ bài” của công ty trong dài hạn khi hoạt động kinh doanh của nhà máy tại Lào Cai đã đến giai đoạn không thể phát triển thêm.

Dự án này sau đó đã được DGC điều chỉnh tăng mạnh vốn đầu tư cho giai đoạn 1 lên 10.000 tỷ đồng, tổng mức đầu tư toàn dự án được giữ nguyên ở mức 12.000 tỷ đồng, công suất 50.000 tấn/năm - cao nhất Việt Nam và bằng 28% tổng công suất của năm nhà máy lớn nhất trong nước cộng lại.

Khi đi vào hoạt động, dự án Tổ hợp Xút chất dẻo tại Nghi Sơn sẽ cho ra 150.000 tấn xút NaOH (xút) quy đặc 100%; 150.000 tấn nhựa PVC; 34.000 tấn bột tẩy trắng Ca (OCI)2; 1.000 tấn chất diệt khuẩn Chloramin B; 30.000 tấn chất xử lý nước PAC; 15.000 tấn axit HCI 31% và 10.000 tấn nước tẩy Javen 10%. Để cho ra sản phẩm xút, nhà máy sử dụng công nghệ điện phân muối ăn (thường phải lấy từ nguồn nhập khẩu) qua màng trao đổi ion. Với sản phẩm nhựa PVC, nguồn nguyên liệu đầu vào chính là đá vôi.

Xút được ứng dụng trong công nghiệp sản xuất giấy, xà phòng, tẩy trắng vải sợi, xử lý nước, chế biến thực phẩm, dược phẩm, thuốc sâu. Ngoài ra xút còn dùng để sản xuất nhôm (làm sạch quặng nhôm trước khi sản xuất). Xút còn được dùng để chế biết dầu mỏ và một số ngành công nghiệp khác.

DGC cho biết, nhiều sản phẩm đầu ra của dự án Tổ hợp Xút chất dẻo là những loại hoá chất mà nguồn cung trong nước hiện chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Riêng NaOH đang đang phần lớn dựa vào nguồn cung từ Trung Quốc (chiếm 40% - 50% nhu cầu sử dụng) trong khi các doanh nghiệp trong nước như Công ty CP Hóa chất cơ bản Miền Nam, hoặc Công ty Hóa chất Việt Trì đang hoạt động hết công suất.

Chứng khoán KB dự đoán dự án này sẽ hoàn thành vào quý III/2025 và đóng góp doanh thu từ quý IV/2025. Trong năm 2026, dự án sẽ đóng góp 2.400 tỷ đồng doanh thu và 480 tỷ đồng lợi nhuận gộp.

Hoá chất Đức Giang - ứng cử viên tiềm năng cho siêu dự án Alumin tại Đắk Nông với tổng vốn 57.000 tỷ đồng

Hóa chất Đức Giang cho biết, đối với dự án Alumin tại Đắk Nông, doanh nghiệp vẫn đang theo đuổi đến sớm có Giấy phép đầu tư Tổ hợp Nhôm - Alumim với công suất 2 triệu tấn Alumin và 300.000 tấn nhôm thỏi. Đây là dự án lớn, vướng nhiều thủ tục, đòi hỏi nhiều bộ ngành liên quan cho ý kiến trước khi cấp phép.

Trong phân tích gần đây, Chứng khoán KB đánh giá, Đức Giang đã nằm trong danh sách ứng viên tiềm năng và đang chờ chỉ đạo của Chính phủ về việc ban hành cơ chế đặc thù cho dự án.

Chứng khoán KB kỳ vọng, công ty sẽ sớm được ký kết biên bản ghi nhớ với chính quyền địa phương, từ đó hướng tới việc nhận giấy phép đầu tư trong năm 2024 và có thể khởi công xây dựng trong năm 2025. Tuy nhiên, dự án có thể sẽ mất 3 - 4 năm để bắt đầu đóng góp vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Trước đó, hồi giữa năm 2022, UBND tỉnh Đắk Nông đã đồng ý cho Hoá chất Đức Giang nghiên cứu, khảo sát vị trí mỏ bôxít tại huyện Tuy Đức và huyện Đắk Song, đặt nhà máy chế biến alumin tại huyện Đắk Song.

Quy mô khai thác dự án này dự kiến khoảng 14,4 triệu tấn quặng bôxít/năm, 3 nhà máy tuyển quặng sẽ được xây dựng với công suất 5,8 triệu tấn quặng tinh/năm. Tổng mức đầu tư của cả 2 giai đoạn là 57.000 tỷ đồng (tương đương 2,3 tỷ USD). Ước tính dự án đóng góp hơn 4.800 tỷ đồng cho ngân sách tỉnh Đắk Nông hàng năm khi đi vào hoạt động.

Công ty con của Hóa chất Đức Giang vỡ kế hoạch chia cổ tức 140% do lợi nhuận "lao dốc"

Với bức tranh kinh doanh kém sắc, PAT dự kiến sẽ chỉ chia thêm 10% cổ tức của năm 2023, tương ứng tỷ lệ cổ ...

Hoá chất Đức Giang tiết lộ kế hoạch thương mại hoá pin lithium, cổ phiếu DGC và TSB đồng loạt tăng trần

Phiên giao dịch bùng nổ của DGC và TSB diễn ra sau khi Tập đoàn Hoá chất Đức Giang tiết lộ kế hoạch thương mại ...

Hưởng lợi từ cơn sốt công nghiệp bán dẫn, cổ phiếu DGC công phá đỉnh lịch sử

Cơn sốt ngành công nghiệp bán dẫn được cho là động lực chính thúc đẩy cổ phiếu DGC tăng vọt trong thời gian qua.

Tiểu Vy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán