Đầu tư tài sản Koji (KPF) trắng doanh thu trong quý đầu năm 2024

(Banker.vn) Tại báo chính quý I/2024, Đầu tư tài sản Koji không ghi nhận doanh thu. Trong khi đó, cùng kỳ năm 2023, doanh nghiệp vãn ghi nhận hơn 1 tỷ đồng doanh thu.

Công ty CP Đầu tư tài sản Koji (HOSE: KPF) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với kết quả không mấy tươi sáng. Cụ thể, KPF đã ghi nhận tình trạng “trắng” doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quý I/2024, trong khi cùng kỳ năm trước vẫn ghi nhận 1 tỷ đồng doanh thu.

Đầu tư tài sản Koji (KPF) trắng doanh thu trong quý đầu năm 2024
Báo cáo tài chính quý I/2024

Trong kỳ, doanh thu tài chính của KPF cũng giảm tới 93% so với cùng kỳ năm trước, về còn 678,7 triệu đồng; chi phí quản lý tài chính phát sinh hơn 26 triệu đồng chi phi tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp biến động không đáng kể với 536 triệu đồng.

Kết quả, KPF báo lãi sau thuế đạt hơn 83 triệu đồng trong quý I/2024, trong khi cùng kỳ năm trước lãi 10,2 tỷ đồng, tương ứng giảm hơn 99%.

Tổng tài sản của KPF tại thời điểm kết thúc quý I/2024 đạt 806,7 tỷ đồng, tăng nhẹ so với số đầu năm. Trong đó, tài sản chủ yếu là dài hạn với 483,4 tỷ đồng, chiếm 60% tổng tài sản.

Các khoản phải thu về cho vay của KPF đến 31/3/2024 giảm xuống còn hơn 207 tỷ đồng. Trong đó, khoản cho vay lớn nhất là Công ty TNHH Đầu tư Cam Lâm với 79,875 tỷ đồng; Công ty TNHH Đầu tư Phúc Hậu 76,06 tỷ đồng; Công ty CP Dịch vụ và Công nghiệp Bình Dương 51,22 tỷ đồng. Nợ phải trả cuối kỳ của KPF ghi nhận gần 14 tỷ đồng. Công ty không có nợ vay tài chính.

Ngoài ra, cuối quý I/2023, doanh nghiệp có đầu tư tài chính dài hạn tại 2 công ty đó là:

Công ty CP TTC Deluxe Sài Gòn 144 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ 48%.Công ty kinh doanh bất động sản, quyền sử dất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.

Tiếp theo, Công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Châu Việt với số tiền 200 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ 50%. Công ty hoạt động chủ yếu xây dựng: hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật; hoàn thiện công trình xây dựng; kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc sở hữu.

Ở một diễn biến khác, Công ty CP Đầu tư tài sản Koji vừa công bố gia hạn thời gian và Tổ chứng ĐHĐCĐ thường niên 2024 sau ngày 30/4/2024 và không chậm hơn thời điểm 30/6/2024. Lý do để chuẩn bị các thủ tục ĐHĐCĐ.

Đầu tư tài sản Koji (KPF) trắng doanh thu trong quý đầu năm 2024
Quyết nghị gia hạn ĐHĐCĐ 2024 của Đầu tư tài sản Koji

Chuyển động cổ đông lớn

Năm 2023, ông Nguyễn Khánh Toàn – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Tài sản Koji (tên cũ là Công ty CP Đầu tư Tài chính Hoàng Minh) đã đăng ký mua vào 3 triệu cổ phiếu KPF, mục đích nhằm đầu tư. Trước giao dịch, ông Toàn không sở hữu cổ phiếu KPF nào. Nếu mua vào thành công 3 triệu cổ phiếu đã đăng ký, ông sẽ trở thành cổ đông gần lớn ở KPF với tỷ lệ sở hữu 4,93% vốn điều lệ.

Ông Nguyễn Khánh Toàn, sinh năm 1979, được bầu làm Chủ tịch HĐQT KPF từ tháng 8/2023. Ông từng công tác tại Sở Công thương Hà Nội (2004 – 2008) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (2009 – 2017).

Bên cạnh ghế Chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Khánh Toàn còn đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Quản lý tài sản La Paloma, thành viên HĐQT Công ty CP Đầu tư Hàng tiêu dùng quốc tế.

Trước đó, hôm 8/9, bà Lê Thị Như Thanh và ông Nguyễn Quang Huy (thành viên HĐQT KPF) bán ra tổng cộng 12,1 triệu cổ phiếu KPF, qua đó triệt thoái vốn khỏi công ty này.

Ở hướng ngược lại, ông Nguyễn Như Khánh thông báo mua vào thành công 6,06 triệu cổ phiếu KPF, trở thành cổ đông lớn với tỷ lệ sở hữu 9,96% vốn điều lệ. Cùng ngày, ông Tạ Sơn Tùng cũng mua vào 6,04 triệu đơn vị, tương đương 9,93% vốn điều lệ của KPF.

Trước giao dịch, ông Nguyễn Như Khánh và ông Tạ Sơn Tùng không sở hữu cổ phiếu KPF nào.

Theo tìm hiểu, hai tân cổ đông lớn của KPF đều sinh năm 1994. Trong đó, ông Tạ Sơn Tùng là con trai của ông Tạ Văn Sơn – Thành viên HĐQT Công ty CP Điện nước Lắp máy Hải Phòng.

Ông Tùng hiện còn đứng tên người đại diện theo pháp luật tại Công ty CP Đầu tư và Giao dịch hàng hóa THC, Công ty CP Đầu tư và Tư vấn quản lý tài sản Trần Hoàng.

Kế hoạch tăng vốn

Tại EGM 2023, cổ đông của KPF đã thông qua việc nhận chuyển nhượng 835 tỷ đồng trái phiếu do ba tổ chức phát hành là Công ty TNHH Đầu tư Phúc Hậu là 314 tỷ đồng, trái phiếu mã PHICH2124001; Công ty TNHH Đầu tư Cam Lâm là 240 tỷ đồng, trái phiếu mã CLACH2124003 và Công ty CP Đầu tư Nông nghiệp Sạch Phú Son là 281 tỷ đồng, trái phiếu mã PAICH2124001.

Mục đích nhận chuyển nhượng là xử lý các tài sản đảm bảo trái phiếu thông qua việc giải chấp bán tài sản đảm bảo trái phiếu và chuyển nhượng tài sản đảm bảo trên cơ sở được chấp thuận của người sở hữu trái phiếu.

Đáng chú ý, cổ đông của KPF cũng thông qua phương án phát hành riêng lẻ 9,7 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 100:16, giá chào bán là 10.000 đồng/cp. Thương vụ có thể giúp KPF tăng vốn điều lệ lên 706 tỷ đồng.

Toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán sẽ được sử dụng để bổ sung vốn cho KPF để thực hiện các hoạt động giao dịch liên quan đến việc hợp tác kinh doanh, khai thác, chế biến khoáng sản Cao lanh với Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phước Lộc Thọ.

PVTrans (PVT) báo lãi quý I/2024 tăng 32%: Lãnh đạo nói 'đầu tư mà tốt thì 5-10 năm sẽ thu tiền đều và liên tục'

Kết quả kinh doanh quý I/2024 của PVTrans (PVT) vẫn đang rất thuận lợi, lợi nhuận hợp nhất trước thuế khoảng 400 tỷ đồng, cao ...

Nền kinh tế top đầu Đông Nam Á công bố tăng trưởng GDP quý đầu năm 2024, chênh lệch như thế nào so với Việt Nam?

Tăng trưởng GDP quý I/2024 của Singapore phần lớn được thúc đẩy nhờ vào sự phục hồi mạnh mẽ của du lịch.

Doanh thu giảm, Phát Đạt (PDR) vẫn báo lãi tăng 146% nhờ thu nhập đột biến trong quý I/2024

Bất Động sản Phát Đạt báo lãi 76,2 tỷ đồng, tăng 146% so với cùng kỳ năm 2023.

Tiểu Vy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán