Châu Á trở thành động lực chính cho sự tăng trưởng nhu cầu khí đốt toàn cầu năm 2024

(Banker.vn) Ngày 26/1, báo cáo mới nhất của IEA cho biết châu Á sẽ là động lực chính cho sự tăng trưởng dự kiến về nhu cầu khí đốt tự nhiên toàn cầu trong năm nay.
Châu Á chi lớn tích trữ dầu nhiên liệu cho sản xuất điện OPEC+ có biện pháp kiểm soát giá; tiêu thụ khí đốt toàn cầu dự báo tăng mạnh

Ngày 26/1, báo cáo mới nhất của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết châu Á sẽ là động lực chính cho sự tăng trưởng dự kiến về nhu cầu khí đốt tự nhiên toàn cầu trong năm nay, vì châu Âu sẽ phục hồi chậm sau khi việc sử dụng nhiên liệu này chạm mức thấp nhất trong gần ba thập kỷ.

Theo đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế nhấn mạnh tổng mức tiêu thụ khí đốt trên toàn cầu sẽ tăng 2,5% vào năm 2024, trong đó khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng thêm 4%, tiếp theo là các nước giàu khí đốt ở châu Phi và Trung Đông.

Việc sử dụng nhiên liệu của châu Âu được dự báo sẽ tăng 3% mỗi năm, nhưng con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức trước cuộc khủng hoảng năng lượng năm ngoái đã khiến nhu cầu trên lục địa này giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1995.

Theo IEA, trong khi nhu cầu đang cải thiện trên toàn cầu, với giá cả ở châu Âu và châu Á tiếp tục giảm từ mức đỉnh khủng hoảng đạt được vào năm 2022, “mức độ không chắc chắn cao” vẫn chiếm ưu thế trong các dự báo. Căng thẳng địa chính trị và các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên hơn “có thể góp phần khiến điều kiện thị trường thắt chặt hơn và biến động giá cả”.

Châu Á trở thành động lực chính cho sự tăng trưởng nhu cầu khí đốt toàn cầu năm 2024

Ảnh minh họa nguồn IEA

Theo báo cáo, năm ngoái, châu Âu được hưởng lợi từ mức tăng kỷ lục trong sản xuất năng lượng tái tạo và các ngành công nghiệp của nước này chỉ phục hồi được mức sử dụng khí đốt một chút. Lượng khí đốt đốt trong ngành điện sẽ tiếp tục giảm trong năm nay - khoảng 10% - bù đắp một phần cho việc sử dụng khí đốt có thể cao hơn của các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Dự báo của IEA giả định rằng nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống của Nga tới châu Âu sẽ vẫn gần bằng mức của năm ngoái, mặc dù tình hình còn không ổn định, chắc chắn. Nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng chiếm kỷ lục 37% nguồn cung của châu Âu vào năm ngoái, thay thế phần lớn khí đốt của Nga – dự kiến sẽ chỉ tăng nhẹ do tăng trưởng công suất toàn cầu bị hạn chế trong năm nay.

Duy Hưng (tổng hợp)

Theo: Báo Công Thương