Các hình thức gọi vốn đầu tư trong kinh doanh bạn cần biết

(Banker.vn) Kêu gọi vốn đầu tư là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong đầu tư kinh doanh. Gọi vốn hiểu một cách đơn giản là hình thức kêu gọi vốn đầu tư đem lại cơ hội cho cả bên góp vốn và góp ý tưởng.

Mục đích của việc kêu gọi vốn đầu tư

Khi một dự án startup hay doanh nghiệp có ý tưởng nhưng chưa có nguồn tiền để sản xuất, kinh doanh, hiện thực hóa ý tưởng thì cần lên kế hoạch kêu gọi, thuyết phục nhà đầu tư rót vốn. Mục đích chính của việc gọi vốn là thu về nguồn tiền để phát triển dự án và sản phẩm của mình.

Việc kêu gọi đầu tư không hề dễ dàng bởi những nhà đầu tư sẽ không rót vốn theo cảm xúc mà cần có sự nhìn nhận, đánh giá về dự án hay sản phẩm mình sẽ đầu tư theo nhiều góc độ, như mức độ khả thi của dự án và họ có thể thu về những gì với số tiền bỏ ra.

Các hình thức gọi vốn đầu tư trong kinh doanh bạn cần biết

Chính vì thế bạn cần khiến nhà đầu tư thấy được tính khả thi của dự án cũng như những việc bạn sẽ làm khi nhận được khoản tiền đầu tư và việc đó sẽ giúp công ty phát triển ra sao.

Các hình thức gọi vốn đầu tư

Làm sao để có được tiền để bắt đầu kinh doanh? Đó là câu hỏi mà bất kỳ Startup nào cũng gặp phải khi cần tìm kiếm nguồn vốn đầu tư để biến ý tưởng thành hiện thực. Dưới đây là một vài hình thức gọi vốn, giúp bạn có thể bắt đầu thực hiện ý tưởng của mình.

Vốn của chính mình

Hiện nay có khoảng 90% hoạt động khởi nghiệp bắt đầu từ nguồn vốn của chính mình. Bạn có thể sẽ mất một khoảng thời gian dài để tiết kiệm một khoản tiền nhưng sẽ không phải đánh mất quyền kiểm soát hoặc sở hữu cổ phần.

Doanh nghiệp là của bạn nên các cam kết và yêu cầu cần phải thực hiện khi nhận vốn chứ không có gì là miễn phí. Vốn tự thân vận động sẽ giúp bạn không bị vướng vào các khoản vay lớn cũng như tránh phải thanh khoản hàng tháng.

Huy động gia đình bạn bè

Tìm đến sự hỗ trợ từ người thân và bạn bè thường tốt hơn so với việc tìm nguồn hỗ trợ bên ngoài. Mở lời vay mượn gia đình và bạn bè thường không dễ dàng. Trước khi huy động vốn đầu tư từ họ, bạn nên có kế hoạch rõ ràng về việc kinh doanh, giải thích về những gì bạn đang chuẩn bị làm, cần vốn đầu tư bao nhiêu, định hướng kinh doanh như thế nào.

Đồng thời bạn cho họ biết trong bao lâu thì bạn dự tính sẽ có lời và hoàn trả lại vốn đã vay. Đây cũng là cách thuyết phục nhất để họ yên tâm khi biết được mình đang đầu tư nguồn tiền vào đâu, thời gian có thể lấy lại vốn, từ đó đưa ra quyết định hỗ trợ vốn cho bạn.

Gọi vốn cộng đồng

Đây là một nguồn tài trợ mới, nơi mà ai cũng có thể tham gia. Đây là hình thức huy động vốn dựa vào sự ủng hộ của công chúng hay còn gọi là tài trợ từ đám đông.

Vay vốn từ ngân hàng

Hình thức gọi vốn này phù hợp với những doanh nghiệp đã khởi động và cũng kiếm được tiền. Lúc này, bạn có thể vay tín chấp tại các ngân hàng. Đây cũng là một kênh phổ biến để gọi vốn nhưng bù lại bạn cần phải trả tiền lãi hàng tháng cho ngân hàng.

Kêu gọi vốn qua các chương trình truyền hình thực tế

Hiện nay tại Việt Nam có nhiều chương trình truyền hình thực tế về việc kêu gọi vốn giúp doanh nghiệp, các startup có thể tìm nhà đầu tư cho các dự án của mình với vốn kêu gọi khá cao.

Một trong số các chương trình thực tế được cộng đồng khởi nghiệp quan tâm là gọi vốn Shark Tank. Chương trình đã trải qua nhiều mùa ghi hình và nhiều doanh nghiệp đã kêu gọi vốn thành công và phát triển dự án của mình.

Ưu điểm của chương trình thực tế là quy tụ nhiều cá nhân nổi tiếng trong ngành nghề kinh doanh, các cố vấn đều là những CEO của những công ty có tiếng trên thị trường.

Các bước kêu gọi vốn đầu tư

Để kêu việc gọi vốn thành công, bạn hãy chuẩn bị các bước dưới đây và tuân thủ theo từng bước.

Bước 1: Lên kế hoạch

Ở bước này bạn cần lên kế hoạch chi tiết nhất để gọi vốn, vạch rõ ra các định hướng và mục đích sau khi có nguồn vốn đầu tư. Cụ thể là:

Bảng kế hoạch về dự án sẽ kêu gọi vốn đầu tư

Định hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai như thế nào

Tiềm năng phát triển của doanh nghiệp và dự án

Mục tiêu sau khi kêu gọi vốn đầu tư thành công

Bước 2: Lựa chọn nhà đầu tư

Có nhiều nhà đầu tư và mỗi người sẽ có cách làm việc, định hướng riêng, do đó, xác định được nhà đầu tư là yếu tố để bạn dễ dàng thành công hơn. Bạn hãy chọn các nhà đầu tư có lập trường tương đồng với mục đích gọi vốn cho dự án của bạn hoặc những người có cùng định hướng phát triển với dự án bạn đang gọi vốn.

Bước 3: Chuẩn bị bài thuyết trình cho dự án

Đây là bước quan trọng quyết định bạn tìm được nhà đầu tư rót vốn vào dự án hay không. Để chuẩn bị tốt một bài thuyết trình cần đầy đủ các nội dung sau:

Ý tưởng kinh doanh, ý tưởng dự án là gì?

Dự án có lợi thế gì? Tiếp cận nhóm đối tượng khách hàng nào? Mục đích của dự án ra sao?

Dự án thuộc ngành nào?

Dòng tiền sẽ từ đâu đến?

Dự án có đội ngũ cộng sự hay không? Nếu có họ là ai?

Dự án thử nghiệm hay chưa? Có khách hàng nào trải nghiệm chưa? Kết quả như thế nào?

Lợi thế cạnh tranh của dự án kinh doanh trên thị trường

Bài thuyết trình cần chi tiết và rõ ràng mới thuyết phục sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Bước 4: Đưa ra mức độ mong muốn và định giá dự án

Đây là bước giúp nhà đầu tư biết được bạn cần khoảng bao nhiêu vốn cho dự án, tương đương bao nhiêu phần trăm cổ phần. Mục đích của việc đưa ra các định giá này là để các nhà đầu tư nắm rõ hơn hướng đi của bạn và đánh giá được tính khả thi của dự án mà bạn đang kêu gọi vốn.

Bước 5: Tự bỏ vốn cho dự án của chính mình

Bạn chính là một nhà đầu tư của dự án mà mình đang kêu gọi vốn đầu tư. Nguồn vốn này thực sự cần thiết để bạn xây dựng chiến lược ban đầu để cho dự án hoạch định được tốt, chỉnh chu hơn cho nhà đầu tư. Nắm bắt được điều này sẽ giúp bạn tăng tỷ lệ thành công hơn khi kêu gọi vốn đầu tư.

Đầu tư chứng khoán: "Nói không với dò đáy, đoán đỉnh"

Tại chương trình “Bí mật đồng tiền” của VTV Digital, ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế trưởng, Trưởng ban Đào tạo Phát triển Công ty ...

Đừng bao giờ chủ quan khi quản lý danh mục đầu tư của mình

Thị trường chứng khoán năm 2023 được dự báo sẽ hồi phục một cách mạnh mẽ, tuy nhiên, các chuyên gia cũng đưa ra lời ...

Có nên bắt đáy cổ phiếu FPT?

Mua cổ phiếu FPT trong những phiên bán hoảng loạn của thị trường khi RSI của cổ phiếu về dưới 30 cho tỷ suất sinh ...

Minh Đức

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục