|
Lợi nhuận của Công ty cổ phần Vinhomes (VHM) – doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất trong khối bất động sản sụt giảm hơn 25,3% so với cùng kỳ. Với việc tỷ trọng lợi nhuận của doanh nghiệp này chiếm gần 90%, lợi nhuận thị trường đã bị kéo tụt xuống. Các doanh nghiệp cùng ngành có kỳ hạch toán lợi nhuận thường rơi vào quý IV hàng năm nhưng cũng không đủ để bù đắp sự sụt giảm về lợi nhuận toàn ngành.
Tổng giá trị hàng tồn kho và xây dựng dở dang của các doanh nghiệp bất động sản dân cư trong quý IV/2022 tăng nhẹ so với quý trước khi việc triển khai các dự án tiếp tục gặp khó khăn trong việc huy động vốn.
Người mua trả tiền trước có sự giảm nhẹ so với quý III/2022, giảm khoảng 5%. Trong khi, lượng khách hàng trả trước của VHM lại tăng trưởng so với quý trước, đạt mức 62.336 tỷ đồng.
Tỷ lệ tài trợ từ nguồn tiền người mua trả trước cho các dự án bất động sản của toàn ngành trong quý IV/2022 tiếp tục tăng mạnh lên mức 26,7%. Trong đó, VHM đóng góp vào mức tăng trưởng là 16%.
Về nguồn vốn, giá trị phát hành trái phiếu của hầu hết tất cả các nhóm ngành trong quý IV/2022 đều sụt giảm. Trong đó, trái phiếu bất động sản sụt giảm gần 100% so với cùng kỳ trong bối cảnh nhiều yếu tố bất lợi về mặt vĩ mô tiếp tục kéo dài.
Lãi suất phát hành trái phiếu của các ngành trong quý IV/2022 đều cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức trung bình 10,87%. Trong đó, lãi suất của bất động sản đạt 9,67%. Nhìn chung, mức này không lớn do hầu hết các đợt phát hành đều diễn ra vào giai đoạn đầu năm, khi chưa có nhiều thay đổi về mặt chính sách cũng như điều kiện thị trường so với năm 2021.
Trong khi đó, có khoảng 67% khối lượng trái phiếu bất động sản phát hành trong quý IV/2022 không có tài sản đảm bảo hoặc chỉ đảm bảo bằng cổ phiếu, tỷ lệ này tăng so với mức 30% trong quý IV/2021.
Các doanh nghiệp đã mua lại trước hạn lượng trái phiếu trị giá 70.501 tỷ đồng, tính chung cả năm đạt mức 210.830 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ. Trong đó, nhóm bất động sản đạt 9.857 tỷ đồng, chiếm 14%.
Trong năm 2023-2024, áp lực thanh toán trái phiếu đáo hạn sẽ đạt đỉnh với khối lượng đáo hạn gần 700.000 tỷ đồng. Nếu tính số lượng trái phiếu mua lại trước hạn, áp lực thanh toán của các doanh nghiệp lớn hơn nhiều.
Trong quý IV/2022, các doanh nghiệp bất động sản dân cư lại tiếp tục gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay, đặc biệt qua kênh trái phiếu. Điều này phản ánh qua việc, tăng trưởng vay nợ tài chính ngắn hạn và dài hạn giảm lần lượt là 18,8% và 5,7% so với quý trước.
Hầu hết các doanh nghiệp bất động sản dân cư đều gặp áp lực thanh toán nợ và lãi vay. Trong đó, Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long (NLG) và Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIG) là doanh nghiệp đáng báo động khi có dòng tiền kinh doanh yếu so với nợ vay. Riêng VHM là doanh nghiệp có hệ số khả năng thanh toán lãi vay ở mức ổn định nhất (3x).
Bùi Trang -
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|